Tuyên truyền, hưởng ứng tháng hành động quốc gia, phòng chống HIV/AIDS năm 2023

Đăng lúc: Thứ hai - 27/11/2023 02:18 - Người đăng bài viết: Trường Mầm non Đông Hòa
Hình ảnh tuyên truyền HIV/AIDS

Hình ảnh tuyên truyền HIV/AIDS

Trong những năm gần đây đại dịch HIV/ADIS đã lây lan và trở thành một bệnh đại dịch trên toàn thế giới. Nhằm giúp cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh, phụ huynh, hiểu hơn về căn bệnh này cách phòng và tránh đại dịch HIV/ADIS. Nhà trường “Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội”. Thực hiện chủ đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023, Việt Nam chọn chủ đề “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!”.
Như chúng ta đã biết, đại dịch AIDS không chỉ gây ra hậu quả lớn về kinh tế
xã hội mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV và gia đình.
 Vậy HIV/AIDS là gì?
HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai, lây nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội …Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS. HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Có nghĩa là nếu bị nhiễm phải nó khả năng chống bệnh tật của cơ thể sẽ suy yếu đi. Từ khi phát bệnh AIDS đến chết chỉ vài tháng hoặc nhiều nhất là 2 năm. Những người nhiễm HIV chủ yếu qua các con đường khác nhau: 49% bị nhiễm qua đường máu, 38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ sang con và 10% không rõ đường lây. Tỉ lệ người bị nhiễm là nam chiếm 70,8%, nữ chiếm 28,2%, ở nhóm tuổi từ 20 -39 ( chiếm 82%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 3%.
Hiện nay các biên pháp phòng chống HIV/AIDS chưa được nhiều người quan tâm. Do đó mọi người cần phải am hiểu rõ các biện pháp phòng lây nhiễm HIV:
Qua đường máu: Không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ, tốt nhất là không tiêm chích ma túy, hạn chế truyền máu; không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên qua lỗ tai…khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo.
Qua đường tình dục: Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, sống chung thủy là cách phòng tránh hữu hiệu nhất.
Phòng nhiễm từ mẹ sang con: Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên sinh con. Trường hợp muốn sinh con phải đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho con.
Mỗi chúng ta phải hiểu biết sâu sắc về bản chất của đại dịch HIV/AIDS, và Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2023!
Người nhiễm HIV/AIDS vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm đầu, họ có thể sống chung với gia đình và làm việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.Vì thế chúng ta :
 Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS! Sự phân biệt kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, dễ dẫn đến cô đơn, mặc cảm, suy sụp sức khỏe và thậm chí có thể tự vẫn hoặc phạm tội. HIV/AIDS không phải là tệ nạn xã hội. Hãy quan tâm, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và cùng nhau bảo vệ cộng đồng. Người nhiễm HIV/AIDS có trách nhiệm phòng, tránh gây lây nhiễm HIV/AIDS cho gia đình và cộng đồng.
                  Tuổi trẻ sáng tạo - hành động vì một Việt Nam không còn AIDS!

Tác giả bài viết: Trường Mầm non Đông Hòa
Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website các đơn vị

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

+ Liên kết Website Giáo dục & Đào tạo:
+ Liên kết Hệ thống Thư điện tử (Email):
+ Liên kết Chương trình quản lý trực tuyến:
+ Thư viện điện tử:

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào ?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Xấu

Thống kê trên website

  • Đang truy cập: 98
  • Hôm nay: 33911
  • Tháng hiện tại: 52642
  • Tổng lượt truy cập: 2902842

Liên kết